Hệ thống báo cháy và chữa cháy

Hệ thống BMS được thiết kế để cho phép kết nối với hệ thống báo cháy thông qua giao thức tích hợp mức cao là Bacnet - TCP/IP.

Hệ thống báo cháy và chữa cháy

I. Tích hợp BMS vào Hệ thống báo cháy

1. Tổng quát

Hệ thống BMS được thiết kế để cho phép kết nối với hệ thống báo cháy thông qua giao thức tích hợp mức cao là Bacnet - TCP/IP.

2. Yêu cầu kỹ thuật

Để đảm bảo cho việc tích hợp và hoạt động tốt của hệ thống BMS, các hệ thống và thiết bị được cung cấp phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a. Hệ thống báo cháy:

-  Nhà thầu hệ thống báo cháy cung cấp cổng giao tiếp theo chuẩn truyền thông Bacnet-TCP/IP để giao tiếp với hệ thống BMS với đầy đủ các thông số báo cháy của hệ thống báo cháy.

b. BMS:

-  Cung cấp và kéo dây cáp tín hiệu đến cổng Bacnet-TCP/IP của hệ thống báo cháy.

Lập trình giao diện đồ họa cho hệ thống báo cháy.

3. Hoạt động

    Các thông số về trạng thái của hệ thống báo cháy thường xuyên được đưa về hệ thống BMS. Khi có tín hiệu báo cháy từ các đầu đo, trung tâm báo cháy sẽ phát tín hiệu, BMS sẽ chuyển sang chế độ Fire mode.

4. Lịch trình làm việc

    Tình trạng của hệ thống báo cháy sẽ được xuất ra dưới dạng các báo cáo theo các lịch trình mà chủ đầu tư yêu cầu.

5. Giám sát:

Các thông số trạng thái hệ thống được giám sát bởi BMS như sau:

- Hệ thống báo cháy sẽ đưa các tín hiệu giám sát qua giao thức chuẩn Modbus, Bacnet TCP/IP tới hệ thống BMS để người vận hành theo dõi, giám sát tình trạng của hệ thống báo cháy và của tòa nhà.

6. Các báo động được giám sát từ trung tâm điều khiển

Các cảnh báo, báo động được giám sát bởi BMS như sau:

- Báo động khi phát hiện có cháy, có khói, có quá nhiệt …được hiển thị trên màn hình giao diện BMS

II. Tích hợp BMS vào hệ thống chữa cháy

1. Tổng quát

Hệ thống BMS được thiết kế để cho phép giám sát trạng thái của các bơm chữa cháy, bể nước chữa cháy, áp lực nước chữa cháy.

2. Yêu cầu kỹ thuật

Để đảm bảo cho việc tích hợp và hoạt động tốt của hệ thống BMS, các hệ thống và thiết bị được cung cấp phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a. Hệ thống bơm nước chữa cháy:

Nhà thầu PCCC cần cung cấp đầy đủ các tiếp điểm cho việc giám sát trạng thái của các máy bơm nước, bình áp lực, mức nước của bể nước chữa cháy:

- Tiếp điểm giám sát trạng thái hoạt động tắt/mở của các bơm.

- Tiếp điểm giám sát tín hiệu báo lỗi các bơm.

- Tiếp điểm giám sát tín hiệu mức nước bể chữa cháy.

- Tiếp điểm giám sát trạng thái nguồn cấp cho bơm chữa cháy.

b. BMS:

- Cung cấp đầy đủ các điểm vào ra tín hiệu cho phần mềm và phần cứng kỹ thuật tín hiệu số và tín hiệu tương tự để kết nối các hệ thống có liên quan.

- Cung cấp và kéo dây cáp tín hiệu, ống nhựa bảo vệ từ tủ DDC tới các tiếp điểm giám sát trạng thái thiết bị của hệ thống PCCC.

Lập trình giao diện đồ họa cho hệ thống chữa cháy.

3. Hoạt động

- BMS giám sát trạng thái hoạt động của toàn bộ hệ thống bơm chữa cháy.

- Hệ thống BMS lien tục giám sát áp lực nước chữa cháy, nếu áp lực nước chữa cháy thấp hơn so với yêu cầu thì BMS sẽ đưa ra cảnh báo trên giao diện đồ hoạ để người vận hành thông báo cho cán bộ kỹ thuật kiểm tra hoạt động của bơm tiếp áp cũng như hệ thống bơm chữa cháy.

Khi có sự cố cháy, BMS sẽ đưa ra cảnh báo trên màn hình đồ họa, lưu vào cơ sở dữ liệu đồng thời giám sát trạng thái của bơm chữa cháy.

4.Giám sát

Các thông số trạng thái hệ thống được giám sát bởi BMS như sau:

- Trạng thái của thiết bị (bơm chữa cháy).

- Áp suất nước trong đường ống của hệ chữa cháy.

- Mức nước của các bể chứa nước cung cấp đảm bảo mức yêu cầu sẵn sàng đáp ứng cho hệ thống vận hành chữa cháy.

5. Các báo động được giám sát từ trung tâm điều khiển

Các cảnh báo, báo động được giám sát bởi BMS như sau:

- Báo động áp suất nước trong ống cao/ thấp.

- Báo động mức nước trong bể chữa cháy cao/ thấp.

- Báo động sự cố quá tải của bơm.

 III. PHÂN LOẠI HỆ THỐNG BÁO CHÁY

• Hệ thống báo cháy sử dụng 2 loại điện thế khác nhau: 12V và 24V.
Về mặt lý thuyết cả hai loại này đều có tính năng kỹ thuật và công dụng như nhau. Nhưng, so với hệ thống báo cháy 24V thì hệ thống báo cháy 12V không mang tính chuyên nghiệp, trung tâm 12V chủ yếu được sử dụng trong hệ thống báo trộm, ngoài ra hệ thống còn bắt buộc phải có bàn phím lập trình. Trong khi hệ thống báo cháy 24V là một hệ thống báo cháy chuyên nghiệp, khả năng truyền tín hiệu đi xa hơn, và không bắt buộc phải có bàn phím lập trình. Tuy nhiên, trung tâm xử lý hệ báo cháy 12V ( ví dụ như trung tâm Networx) có giá thành thấp hơn so với trung tâm xử lý hệ báo cháy 24V (Ví dụ như trung tâm

• Ngoài ra, Hệ thống báo cháy được chia làm 2 hệ chính, gồm:

1.Hệ báo cháy thông thường: 
Với tính năng đơn giản, giá thành không cao, hệ thống báo cháy thông thường chỉ thích hợp lắp đặt tại các công ty có diện tích vừa hoặc nhỏ (khoảng vài ngàn m2), số lượng các phòng ban không nhiều (vài chục phòng); lắp đặt cho những nhà, xưởng nhỏ… Các thiết bị trong hệ thống được mắc nối tiếp với nhau và mắc nối tiếp với trung tâm báo cháy, nên khi xảy ra sự cố trung tâm chỉ có thể nhận biết khái quát và hiển thị toàn bộ khu vực (zone) mà hệ thống giám sát (chứ không cho biết chính xác vị trí từng đầu báo, từng địa điểm có cháy). Điều này làm hạn chế khả năng xử lý của nhân viên giám sát.

2.Hệ báo cháy địa chỉ:
Với tính năng kỹ thuật cao, hệ thống báo cháy địa chỉ dùng để lắp đặt tại các công ty mà mặt bằng sử dụng rộng lớn (vài chục ngàn m2), được chia ra làm nhiều khu vực độc lập, các phòng ban trong từng khu vực riêng biệt với nhau. Từng thiết bị trong hệ thống được mắc trực tiếp vào trung tâm báo cháy giúp trung tâm nhận tín hiệu xảy ra cháy tại từng khu vực, từng địa điểm một cách rõ ràng, chính xác. Từ đó trung tâm có thể nhận biết thông tin sự cố một cách chi tiết và được hiển thị trên bảng hiển thị phụ giúp nhân viên giám sát có thể xử lý sự cố một cách nhanh chóng.

Bài viết liên quan

Bạc Đạn | Vòng Bi | Đài Loan